Ngồi trên bề mặt cứng liên tục trong thời gian dài;
Ngồi bô quá lâu: Nếu trẻ ngồi bô hơn 10 phút thì nguy cơ trẻ mắc trĩ cao hơn bình thường. Theo đó, thời gian ngồi trên bô kéo dài quá lâu dẫn đến máu dồn lại và tích tụ ở vùng xương chậu, dễ dẫn đến trĩ;
Cố gắng rặn khi đi đại tiện;
Chế độ ăn uống thiếu cân đối, như ăn ít chất xơ, không uống đủ nước, làm tăng nguy cơ táo bón, nguy cơ dẫn đến trĩ;
Quấy khóc dữ dội và thường xuyên sẽ dễ khiến trẻ em bị trĩ. Nguyên nhân là vì khi la khóc dữ dội, máu trong cơ thể sẽ bị đẩy dồn xuống vùng xương chậu và làm gia tăng áp lực lên bụng từ bên trong, dẫn đến tình trạng ứ đọng máu trong khu vực trực tràng;
Bệnh trĩ ở trẻ em có thể do di truyền từ bố hoặc mẹ. Trường hợp này, triệu chứng bệnh có thể quan sát thấy ngay trong tuần đầu tiên sau sinh. Một số trẻ trong lúc đi đại tiện hoặc khi khóc thì những nốt trĩ thò ra ngoài hậu môn, khiến trẻ cảm thấy rất khó chịu;